Tô Ðông Pha Sửa Thơ Vương An Thạch
Vương An Thạch trong lúc du học ở đảo Hải
Nam đã làm một bài thơ trong đó có hai câu rất lạ:
Minh Nguyệt sơn đầu khiếu
Hoàng Khuyển ngọa hoa tâm
Dịch nghĩa:
Trăng sáng hót đầu núi
Chó vàng nằm (trong) lòng hoa
Thi hào Tô Ðông Pha tình cờ đọc được, thấy “sai” (trăng sáng làm sao hót trên đầu núi
và chó vàng làm sao nằm trong lòng hoa được) nên đã sửa lại hai chữ cuối
cho đúng nghĩa hơn.
Minh nguyệt sơn đầu chiếu
Hoàng khuyển ngọa hoa âm
Dịch nghĩa:
Trăng sáng rọi đầu núi
Chó vàng nằm (dưới) bóng hoa
Chuyện sửa thơ đến tai Vương An Thạch (lúc ấy đang là Tể Tướng) nên họ Vương đã bổ nhiệm Tô thi hào một
chức quan ở Hải Nam. Sau đó Tô Ðông Pha mới khám phá ra ở địa phương này
có loại chim tên là Minh Nguyệt, hay hót trên đầu núi, và có một loại sâu tên là Hoàng Khuyển,
chỉ thích nằm trong lòng hoa! Và người kể chuyện kết luận “Lúc ấy Tô Ðông Pha mới biết
là mình xớn xác, bồng bột và thấy được cái
thâm trầm của Vương An Thạch.”
Theo tôi, việc Tô Đông
Pha sửa thơ không có gì là “xớn xác, bồng bột” hết. Người đọc thơ, bình thơ –
trong thế giới thơ rộng lớn - không thể biết và không có bổn phận phải biết
những chi tiết, sự việc chỉ có, chỉ xảy ra ở một địa phương nhỏ bé.
Chính thi
sĩ - để hoàn thành chức năng truyền thông của bài thơ - phải chú thích để người
đọc biết, hiểu những chi tiết, sự việc có tính chất địa phương ấy. Lỗi và trách
nhiệm ở đây nằm trên hai vai Vương An Thạch chứ không phải Tô Đông Pha.
Phạm Đức Nhì
nhidpham@gmail.com
Comments
Post a Comment