Posts

Showing posts from November, 2022

CÓ MỘT DÒNG SÔNG NHƯ THẾ

  CÓ MỘT DÒNG SÔNG NHƯ THẾ   Phạm Đức Nhì       Trong một chuyến về thăm quê hương, nhờ trang Web Trần Nhương tôi đã quen biết nhà thơ, họa sĩ Trần Nhương (chủ trang Web). Nhà thơ kiêm họa sĩ này rất cởi mở, vui vẻ, và nhiệt tình giúp tôi có dịp gặp gỡ, trò chuyện với các nhà văn, nhà thơ Việt Nam trong đó có nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ Tịch Hội Nhà Văn Việt Nam.   Biết quê vợ tôi ở Đồ Sơn, anh Trần Nhương đã mách nước cho tôi đến tìm gặp một nhà thơ nổi tiếng của Hải Phòng, làm chủ khách sạn Hoa Thành Đạt đồ sộ ở Đồ Sơn, nhà thơ Trịnh Anh Đạt. Trịnh Anh Đạt và tôi đã mau chóng vượt qua được cái hàng rào xã giao khô cứng. Chúng tôi có nhiều buổi ngồi uống chè Núi Đối nói chuyện thơ, đọc và nghe thơ của nhau. Hai anh em đã thân nhau và trao đổi với nhau khá nhiều điều sâu kín.   Qua Trịnh Anh Đạt tôi nhận được giấy mời tham dự ngày thơ Nguyên Tiêu và gặp, trò chuyện với một số nhà thơ trong Hội Nhà Văn Việt Nam. Rời các sân thơ Văn Miếu tôi may mắn được tháp tùng một nhóm các

ĐỨNG TRƯỚC “CĂN PHÒNG BÍ MẬT” CỦA TRẦN HẠ VI

  ĐỨNG TRƯỚC “CĂN PHÒNG BÍ MẬT” CỦA TRẦN HẠ VI Lời Nói Đầu Tôi đã chọn và đưa Căn Phòng Bí Mật của Trần Hạ Vi vào danh sách những bài thơ sẽ bình từ khá lâu. Những lúc rảnh rang hoặc đầu óc trống vắng tôi lại đem bài thơ ra nhâm nhi, nghiền ngẫm. Tôi cũng mường tượng một vài bài viết khác – liên quan đến thơ - lấy ý tứ của CPBM làm điểm tựa. Trong loạt bài Thơ Sẽ Đi Về Đâu, theo tôi, đây là bài quan trọng nhất.   Có thể nói đây cũng là bài thơ “làm phiền” tôi nhiều nhất. Có độ tôi đã “ăn ngủ” với nó cả mấy ngày liên tiếp để cố gắng tìm ra thế trận hợp lý, có hiệu quả cho bài bình của mình. Nhưng rồi vẫn thấy chưa vừa ý – duyên chưa đến - nên lại cho qua. Hôm nay, ngồi ở sau nhà thả hồn theo những đám mây bay rồi lẩm nhẩm đọc lại CPBM, chợt thấy cái duyên ngầm của nó, bèn hứng chí chạy vào nhà mở máy gõ mấy lời bình để mời bạn đọc cùng bước vào một góc của thế giới thơ Trần Hạ Vi. CĂN PHÒNG BÍ MẬT Có những điều sẽ chẳng nói ra cho dù chúng ta có yêu nhau đến thế nào

ĐỌC BÀI THƠ: NHỤC NHÃ Ê CHỀ ĐAU XÉ RUỘT

  ĐỌC BÀI THƠ: NHỤC NHÃ Ê CHỀ ĐAU XÉ RUỘT Vài Lời Biện Minh Cho Cô Giáo Trần Thị Lam Tuần vừa qua bài thơ Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh? của cô giáo Trần Thị Lam ở Hà Tĩnh được rất nhiều người đọc ở hải ngoại ca ngợi. Tôi nhận được một email cho biết đã có 6 nhạc sĩ phổ nhạc bài thơ. Tôi đã nghe nhạc, đọc thơ và rất xúc động.   Thế rồi trên trang web TVấn& Bạn Hữu lại có bài viết Thư Gửi Cô Giáo Trần Thị Lam – Hà Tĩnh của nhà văn nữ Thiên Lý trong đó chị “phàn nàn” về cách gộp tuổi trong bài thơ của cô giáo. Chị viết: “Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi… mà tính từ mốc lịch sử bốn ngàn năm thì tôi hoàn toàn không đồng ý.” Tôi có người bạn làm ăn khá thành công ở Mỹ. Mấy năm gần đây về Việt Nam hùn hạp đầu tư địa ốc. Gặp tôi tháng trước nó than: “Dành dụm được chút vốn dưỡng già bị thằng em họ lừa lấy hết. Giờ lại trắng tay”. Tôi chửi nó “Mày hơn sáu chục tuổi rồi mà khờ như đứa con nít; làm ăn cứ nắm l

“SỨC MA MỊ” TRONG THƠ NGUYỄN KHÔI

               “SỨC MA MỊ” TRONG THƠ NGUYỄN KHÔI                           (Lời Bình Ngắn)   Cả anh Châu Thạch và bác Nguyễn Bàng đều tra tự điển và đều cho rằng hai ông Lê Mai và Nguyễn Ngọc Kiên có ý xấu khi gán cụm từ “ma mị” cho thơ Nguyễn Khôi. Đầu Tiên Là Anh Châu Thạch: Trước hết tôi tra tự điển hai chữ “ma mị” và thấy giải thích như sau: Ma mị (khẩu ngữ) như ma giáo. Sau đó tôi tra tiếp chữ “ma giáo” và thấy giả thích như sau: Ma giáo (khẩu ngữ) xảo trá bịp bợm. Sau Đó Là Bác Nguyễn Bàng: Tôi có cảm giác đây là một lời khen đểu mà đểu nhất ở cái từ “ma mị” bởi ma mị không chỉ như từ điển diễn giải giống như “ma giáo” mà nó còn bao hàm 3 yếu tố: Kích thích nhẹ, quyến rũ nhẹ và kinh dị nhẹ…. Và nếu đúng thế thì, nhận định ấy không chỉ coi nhẹ thơ Nguyễn Khôi mà còn coi thường người đọc thơ Nguyễn Khôi và đặc biệt là những người yêu thích thơ ông là những người không hiểu nhiều gì về nghệ thuật thi ca mà ch